woman pouring herbal tea into a glass teacup
Giấc ngủ & Nghỉ ngơi Herbal Medicine

6 loại trà thảo mộc giúp bạn ngủ ngon

Trà là một thứ nước uống quen thuộc được biết đến giúp thư giãn, uống để thanh tịnh, lọc sạch cơ thể,… Đặc biệt, một số loại trà thảo mộc từ xưa đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe và giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Vậy  loại trà thảo mộc nào tốt nhất mà chúng ta nên lựa chọn? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây mà heal.thee cung cấp để có câu trả lời nhé.

Trà thảo mộc là gì?

Thảo mộc là một từ Hán Việt, dịch sang tiếng việt có nghĩa là cỏ cây hoặc hoa cỏ. Đây là những loại hoa cỏ có nguồn gốc tự nhiên, được  sao chế thành trà để có thể lưu trữ lâu hơn, giữ được hương thơm tự nhiên cũng như giữ lại nhiều nhất các dưỡng chất vốn có trong các loại hoa cỏ. Vì vậy mà khi kết hợp lại chúng được gọi là Trà thảo mộc.

Trà thảo mộc có thể là một lựa chọn tuyệt vời cả ngày lẫn đêm, đặc biệt nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề giấc ngủ.

Các loại trà thảo mộc tự nhiên tốt nhất cho giấc ngủ

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc (Chamomile) làm từ hoa của cây hoa cúc, một loại thực vật thân thảo thuộc họ Cúc. Hoạt chất trong trà hoa cúc bao gồm: flavonoid, terpenoid và chất oxy hóa; các hoạt chất này có đặc tính giảm viêm, làm dịu, kháng khuẩn đồng thời giúp giảm căng thẳng. Hoa cúc thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, lo lắng và các vấn đề về tiêu hóa.

Cụ thể, theo nghiên cứu, những người mắc chứng rối loạn lo âu uống trà hoa cúc cũng giảm đáng kể các triệu chứng so với những người không uống trà.. Loại trà này còn được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh đang bị gián đoạn về giấc ngủ và có nguy cơ bị trầm cảm. Một nghiên cứu khác ở người lớn tuổi cũng đã cho thấy tác dụng tích cực của trà hoa cúc lên chất lượng giấc ngủ.

Ngoài việc hỗ trợ ngủ ngon, làm dịu tâm trí thì trà hoa cúc cũng đã được chứng minh là có lợi đối với các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu và đầy hơi. Nó cũng được biết đến với khả năng làm giảm đau bụng kinh nguyệt, giảm sưng và chống viêm.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu và thuốc an thần. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi kết hợp trà hoa cúc vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

clear glass bowl beside yellow flower
Photo by Mareefe on Pexels.com

Trà hoa oải hương

Hoa oải hương (Lavender) được biết đến như một liệu pháp mùi hương (Aroma therapy) nhiều hơn là một loại trà. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu hoa oải hương giúp giảm tình trạng khó ngủ và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên bên cạnh việc được sử dụng trong liệu pháp mùi hương, hoa oải hương còn được làm thành trà. Trà hoa oải hương là  một liệu pháp tuyệt vời để cải thiện giấc ngủ.

Trà hoa oải hương làm từ cây hoa oải hương. Bạn có thể thưởng thức trà pha nóng hoặc lạnh. Một ly trà hoa oải hương không chỉ giúp giảm căng thẳng và lo lắng mà còncải thiện giấc ngủ và giảm đau đầu. Nó cũng có đặc tính chống viêm và có thể hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về dạ dày như khó tiêu và buồn nôn.

tea bag in teacup
Photo by Leah Kelley on Pexels.com

Trà rễ nữ lang

Rễ nữ lang (Valerian Root) có nguồn gốc từ cây Valeriana officinalis, còn được gọi là cây nữ nang. Rễ nữ lang có hiệu quả như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ do chứa 2 loại thuốc an thần tự nhiên là valepotriates và sesquiterpenes. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây nữ lang có thể làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ nói chung.

Ngoài ra, trà rễ nữ lang còn có thể làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng. Nhờ vào khả năng tăng lượng GABA, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự thư giãn trong não.

Tuy nhiên, rễ cây nữ lang được cho là có mùi và vị đất gây khó chịu và khó uống đối với nhiều người. Thêm một chút mật ong hoặc xi- rô cây phong vào trà của bạn có thể giúp cải thiện hương vị.

Trà bạc hà

Trà bạc hà (Peppermint Tea) được làm từ lá khô của cây bạc hà, có tác dụng làm dịu và thư giãn. Trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu bạc hà giúp làm dịu mát các cơ của đường tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu đầy hơi, chướng bụng và co thắt dạ dày.

Bên cạnh đó, trà bạc hà còn giúp làm dịu tâm trí, giảm lo âu, căng thẳng. Nghiên cứu còn cho thấy trà bạc hà cũng giúp cải thiện tâm trạng và tinh thần minh mẫn. 

Uống trà bạc hà trước khi ngủ cũng có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy tinh dầu bạc hà giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng thời gian ngủ tổng thể.

Trà tía tô đất

Tía tô đất, còn được gọi là Melissa officinalis, là một loại thảo mộc lâu năm, phát triển nhanh chóng và khá phổ biến. Nó được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc thảo dược để làm dịu và thư giãn. Bên cạnh đó, lá tía tô đất cũng được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút để điều trị nhiễm trùng và vi-rút.

Uống một tách trà tía tô đất vào ban đêm có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến mất ngủ. Tía tô đất cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện tâm trạng và chứng trầm cảm. Nghiên cứu còn cho thấy rằng trà tía tô đất có tác dụng an thần, cũng như cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ. Ngoài tác dụng làm dịu, tía tô đất còn được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, vết loét lạnh và đau.

Cách dùng lá tía tô đất khá phổ biến đó là pha trà, loại thảo mộc có mùi chanh tạo ra một loại trà thảo mộc tuyệt vời, hương vị tươi mát của nó thú vị hơn nhiều so với nhiều loại thảo mộc khác.

Vỏ cây mộc lan

Vỏ cây mộc lan (Houpu) là một loại thảo dược trong y học cổ truyền Trung Quốc. – Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 250 hợp chất hóa học trong vỏ, hoa, nón và lá của chi mộc lan. Trong số đó, magnolol và honokiol là những chất dinh dưỡng chính trong vỏ cây mộc lan với giá trị dược liệu cao nhất. Hai hợp chất này thuộc danh mục polyphenol – vi chất dinh dưỡng thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu, cải thiện hệ tiêu hóa, chống viêm nhiễm. Đây là những tác nhân gây mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Một nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất vỏ cây mộc lan kết hợp với vỏ cây hoàng bá (phellodendron) có thể làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol là một loại hormone được sản sinh khi cơ thể chúng ta gặp áp lực, stress.

Bên cạnh việc uống vỏ cây mộc lan như một loại trà, nó cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung để bạn lựa chọn.

Mẹo để kết hợp các loại trà vào thói quen hằng đêm của bạn

Việc tạo một lịch trình uống trà đều đặn cũng như phù hợp vào thói quen hằng đêm của bạn để cải thiện chất lượng giấc ngủ là một điều rất cần thiết, sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể áp dụng:

  • Tìm cho bản thân một loại trà phù hợp bằng việc  thử nghiệm cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia y tế.
  • Hãy bắt đầu với một lượng trà nhỏ, sau đó tăng dần để cơ thể có thời gian thích nghi. Điều này giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn.
  • Kết hợp thói quen uống trà trước khi ngủ 30 phút, tránh uống trà khi bụng đói.
  • Cân nhắc thêm 1 số hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn trước khi uống trà trà: đọc sách, nghe nhạc, ngâm chân nước ấm,…sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Uống theo một lịch trình cố định và đều đặn để đạt kết quả tốt nhất trong việc cải thiện giấc ngủ.
  • Có thể thêm ít mật ong hoặc sữa để tăng hương vị và lợi ích to lớn của trà.
Free drinking tea while studying

Lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc

Dù các loại trà thảo mộc nói chung đều an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc tiêu thụ trà vẫn không tránh được một số rủi ro tiềm ẩn. Nhận biết được những rủi ro này sẽ giúp bạn dùng trà đúng cách, nâng cao chất lượng sức khỏe.

Rủi ro về quy trình sản xuất và thành phần

Trà thảo dược không phải là thuốc hay thực phẩm chức năng, nên thường không phải tuân theo các quy trình  thử nghiệm và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt Vì vậy có khả năng sản phẩm có thể không chứa các loại thảo mộc -như chúng được quảng cáo, thậm chí có thể chứa các chất phụ gia có hại. Do đó khi mua trà, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc/ xuất xứ của nó. Tốt hơn hết là chỉ sử dụng trà rõ nguồn gốc, trà được canh tác hữu cơ.

Tương tác thuốc

Một rủi ro khác là khả năng tương tác giữa thuốc và thảo mộc. Một số loại thảo mộcsẽ tương tác với thuốc và gây ra tác dụng phụ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi dùng để đảm bảo an toàn.    

Sử dụng sai liều lượng và sai cách

Cần lưu ý không phải cái gì từ tự nhiên cũng có nghĩa là an toàn. Một số loại thảo mộc có thể có tác dụng phụ và một số thậm chí có thể gây độc nếu dùng với liều lượng cao. Điều quan trọng là tuân theo các khuyến nghị về liều lượng và không vượt quá khuyến cáo.

Việc kết hợp thói quen uống trà và tìm những loại trà phù hợp với bản thân đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, lần tới khi gặp khó khăn về vấn đề giấc ngủ, hãy cân nhắc thử một ly trà thảo mộc trước khi tìm đến thuốc nhé.

Mong rằng những kiến thức về trà mà heal.thee gợi ý sẽ giúp bạn có một lối sống lành và khỏe hơn.


Tài liệu tham khảo

  1. BetterSleep.(11.11.2022).Best Teas for Sleep
  2. Tom Ryan. (11.04.2022). The Best Tea for Sleep
  3. Lindahl, O., & Lindwall, L. (1989). Double blind study of a valerian preparation , 32(4), 1065–1066.
  4. Leathwood, PD, Chauffard, F., Heck, E., & Munoz-Box, R. (1982). Aqueous extract of valerian root (Valeriana officinalis L.) improves sleep quality in man. Pharmacol Biochem Behav
  5. Srivastava, JK, Shankar, E., & Gupta, S. (2010). Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future , 3(6), 895–901.
  6. Chang, SM, & Chen, CH (2016). Effects of an intervention with drinking chamomile tea on sleep quality and depression in sleep disturbed postnatal women: a randomized controlled trial.  Tạp chí Điều dưỡng nâng cao, 72(2), 306–315
  7. Adib-Hajbaghery, M., & Mousavi, SN (2017). Tác dụng của chiết xuất hoa cúc đối với chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi: Một thử nghiệm lâm sàng. Liệu pháp bổ sung trong y học, 35, 109–114.
  8. Ranjbar, M., Firoozabadi, A., Salehi, A., Ghorbanifar, Z., Zarshenas, MM, Sadeghniiat-Haghighi, K., & Rezaeizadeh, H. (2018). Tác dụng của sự kết hợp thảo dược (Melissa officinalis L. và Nepeta menthoides Boiss. & Buhse) đối với mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ, lo lắng và trầm cảm ở những người mất ngủ: Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược. Nghiên cứu Y học Tích hợp, 7(4), 328–332.
  9. Maroo, N., Hazra, A., & Das, T. (2013). Hiệu quả và độ an toàn của công thức an thần-thôi miên đa chủng loại NSF-3 trong chứng mất ngủ nguyên phát so với zolpidem: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Tạp chí Dược học Ấn Độ, 45(1), 34–39.
Nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *