woman slicing gourd
Dinh dưỡng Lối sống

Cân bằng pH để cơ thể khoẻ mạnh

Bạn chắc hẳn từng nghe đến khái niệm “nồng độ pH” khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trên sách báo hay truyền hình, đài phát thanh,…. Nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu nồng độ pH là gì? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bản thân hay chưa?

Nếu bạn chưa từng tìm hiểu hoặc là bạn muốn có thêm kiến thức về “cân bằng nồng độ pH” để chăm sóc sức khỏe tốt hơn thì hãy theo heal.thee tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Nồng độ pH là gì?

pH là chữ viết tắt của “Potential of hydrogen” (độ hoạt động của Hydro), là chỉ số đo nồng độ ion hydro (H+) trong dung dịch. Là thước đo độ axit hoặc độ kiềm trên thang điểm từ 0 đến 14.

  • Nếu lượng ion Hydro (H+) trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit (0 < pH < 7) 
  • Nếu lượng ion Hydro (H+) trong dung dịch thấp thì  dung dịch đó có tính kiềm (7 < pH < 14)
  • Khi lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7

Như vậy, ta có thể thấy, nồng độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh, nồng độ pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh. Mỗi môi trường có độ pH khác nhau và cơ thể người cũng không ngoại lệ.

Tầm quan trọng của nồng độ pH trong cơ thể

Theo nghiên cứu thì nồng độ pH trong máu của bạn cần duy trì trong khoảng từ 7.365 và 7.400. Đây là nồng độ tốt và phù hợp nhất để các tế bào hoạt động bình thường. Sở dĩ độ pH của máu cao là do máu cần có tính kiềm nhẹ để nuôi dưỡng các mô và hệ thống cơ quan của bạn.

Thực phẩm, chất lỏng mà bạn ăn uống vào, môi trường, thói quen sống, sự vận động đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến độ pH trong máu.

Nếu chế độ ăn uống, môi trường và lối sống của bạn liên tục khiến độ pH trong máu mất cân bằng, dù chỉ là một chút, cơ thể bạn sẽ mất hiệu quả trong việc trung hòa và loại bỏ các chất thải axit , khiến cơ thể bị “quá chua”.

Điều này gây ra tình trạng axit mãn tính trong các mô, làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: tiểu đường, ung thư, dạ dày,…

Cách đo nồng độ pH trong cơ thể

Kiểm tra bằng giấy thử: 

  • Bạn nên thực hiện vào thời điểm trước bữa ăn 1 đến 2 giờ để cho kết quả chính xác nhất
  • Sử dụng nước bọt đem làm ướt mảnh giấy thử
  • Nếu độ pH nằm trong khoảng từ 6.4 đến 6.8 điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang có tính kiềm nhiều hơn. Nếu như độ pH dưới 6.4 điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang dự trữ nhiều axit hơn

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nồng độ pH bằng nước tiểu hoặc máy đo,…

Biểu hiện và nguyên nhân mất cân bằng pH

Biểu hiện mất cân bằng pH

Trên thực tế, nghiên cứu đã liên kết các bệnh và tình trạng sau với sự mất cân bằng pH cơ bản:

  • Dị ứng
  • Bệnh Alzheimer
  • Xơ cứng động mạch
  • Viên khớp
  • Gãy xương
  • Viêm phế quản
  • Bệnh ung thư
  • Candida phát triển quá mức
  • Bệnh tim mạch
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Sa sút trí tuệ
  • Trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường
  • Đau cơ xơ hóa
  • Đau tim
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Mát cân bằng nội tiết tố
  • Thiếu hụt miễn dịch
  • Độ nhạy insulin
  • Bệnh thận
  • Bệnh Lou Gehrig
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Loạn dưỡng cơ bắp
  • Béo phì
  • Thoái hóa khớp
  • Loãng xương
  • Bệnh Parkinson
  • Lão hóa sớm
  • Tóc bạc sớm
  • Vấn đề tuyến tiền liệt
  • Tuổi già
  • Viêm xoang
  • Đột quỵ
  • Sâu răng và mất răng
  • Vấn đề cân nặng

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ pH trong cơ thể bạn

Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều chất đạm và ngọt

Đồ ăn có tính axit như: Đường, bột tinh chế, phụ gia thực phẩm, muối ăn, chất béo chuyển hóa, đồ chiên rán, thịt,…thường mang tới cho chúng ta cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Lượng axit trong các đồ ăn ngọt, dầu mỡ sẽ khiến cơ thể nạp nhiều loại axit.

Sử dụng các loại đồ uống có cồn

Rượu, caffeine và đồ uống có ga cũng chứa nhiều axit khiến cơ thể bạn khó khôi phục lại sự cân bằng pH.

three assorted beverage bottles on brown wooden table
Photo by Edward Eyer on Pexels.com

Do căng thẳng, thiếu ngủ

Căng thẳng mãn tính cũng dẫn đến thở nhanh và nông hoặc thậm chí là nghẹt thở. Trong khi đó, Oxy giúp kiềm hóa máu nhưng các kiểu thở này lại làm giảm lượng oxy mà cơ thể có thể hấp thụ được, vì vậy có thể làm tăng tính axit trong cơ thể.

Ngoài ra, thiếu ngủ cũng gây ra tình trạng dư thừa axit. Tình trạng mất ngủ thường xuyên làm cho các hoạt động trong cơ thể luôn phải làm việc và tiết ra nhiều độc tố. Do đó, lượng axit trong cơ thể cũng theo đó tăng lên làm mất cân bằng độ pH.

Cách cân bằng nồng độ pH trong cơ thể

Hạn chế thực phẩm có tính axit có hại cho cơ thể

Một số loại thực phẩm có tính axit có hại ảnh hưởng đến sự cân bằng độ PH trong cơ thể mà bạn cắt giảm trong chế độ ăn uống của mình như:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều axit: đường, bột mì, phụ gia thực phẩm, muối ăn, chất béo không lành mạnh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt và các sản phẩm từ sữa,…
  • Các loại đồ uống như: rượu, caffeine và các đồ uống có ga,.. Một số trái cây, rau và quả hạch như: trái cây đóng hộp, xi- rô trái cây, nước ép, mứt, thạch, nấm,… đều nên được loại bỏ để tránh tăng axit trong cơ thể.

Chọn những sản phẩm có tính axit lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh không có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn thực phẩm có tính axit. Điều quan trọng nhất vẫn là sự cân bằng. Nếu bạn cố gắng duy trì một chế độ ăn ít axit và chỉ ăn những thực phẩm có tính kiềm, thì cơ thể bạn có thể bị dư thừa kiềm hoặc rơi vào trạng thái nhiễm kiềm. Điều này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như choáng váng, lú lẫn, co giật và thậm chí hôn mê.

Do đó, một chế độ ăn tối ưu cần có sự kết hợp giữa thực phẩm chứa axit lành mạnh và thực phẩm chứa nhiều kiềm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên ăn khoảng 70% thực phẩm tạo kiềm và 30% thực phẩm tạo axit để cơ thể luôn ở trong trạng thái tốt nhất. 

Một số thực phẩm chứa axit lành mạnh mà chúng ta có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của mình như:

  • Thực phẩm hữu cơ: nếu có thể, bạn nên chọn những thực phẩm hữu cơ, được nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên, không chứa thuốc trừ sâu, kích thích hay các chất tăng trọng
  • Trái cây tươi: mặc dù trái cây làm tăng lượng axit trong cơ thể, nhưng chúng chứa đầy chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa vì thế chúng vẫn nên là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn. Trái cây tươi, hữu cơ luôn là lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh –
  • Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu gà..
  • Yến mạch, gạo lứt, lúa hoang, rau dền và kê…Mặc dù đều chứa axit nhưng chúng ít hơn axit trong lúa mì và bột tinh chế
  • Các loại hạt thô, không ướp muối
  • Dầu ép lạnh và hoặc nguyên chất
  • Mật ong và xi -rô cây phong,..

Tăng tiêu thụ thực phẩm có tính kiềm

Để cân bằng nồng độ pH bên cạnh việc cắt giảm thực phẩm chứa nhiều axit thì không thể thiếu việc bổ sung thực phẩm có tính kiềm trong chế độ ăn uống của bạn:

  • Tất cả các loại rau củ xanh, đặc biệt là rau hữu cơ là những thực phẩm kiềm hóa tốt cho cơ thể. Một số loại rau xanh giàu tính kiềm là cải bó xôi (cải chân vịt), cần tây, rau diếp, cải xoăn, bông cải xanh,…
  • Khoai mỡ, khoai lang, củ cải, khoai sọ, hành tây, su hào, cà rốt
  • Các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, …)
  • Bơ, dừa, chanh, bưởi, cà chua ….
  • Hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt mè,…
  • Dầu bơ, dầu dừa, dầu oliu và dầu cá
  • Trà bạc hà, nước chanh,…
unrecognizable person near lemons and bell peppers
Photo by Sarah Chai on Pexels.com

Duy trì lối sống “kiềm hóa”

Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thì việc duy trì một lối sống tích cực, năng động, an vui cũng là một phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và “kiềm hóa” cơ thể. Những hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại tinh thần thoải mái, tích cực để cơ thể trung hòa axit là: 

  • Vận động/ Tập thể dục. Di chuyển và đổ mồ hôi giúp loại bỏ chất thải có tính axit ra khỏi cơ thể cũng như cải thiện nhịp thở của bạn.
  • Tập yoga. Yoga không chỉ giúp cơ thể bạn dẻo dai, tràn đầy năng lượng và giúp bạn kiểm soát căng thẳng mà còn giúp trung hòa axit trong cơ thể.
  • Hít thở sâu. Đây là một cách rất đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu hiệu trong việc kiềm hóa cơ thể. Khi bạn thở nông, lượng CO2 thường không được thoát hết ra ngoài, một lượng lớn bị tắc trong máu, khiến cơ thể tăng nồng độ axit (CO2 có tính axit cực kỳ cao). Nghiên cứu cho thấy rằng việc dành ra dù chỉ 30 giây cho các bài tập thở sâu có thể giúp làm giảm đáng kể nồng độ axit trong cơ thể.
  • Thiền. Thiền cũng là một cách tuyệt vời giúp làm giảm nồng độ axit trong cơ thể.
  • Liệu pháp xoa bóp. Massage (hay liệu pháp xoa bóp) là một cách giảm căng thẳng tuyệt vời và từ đó giúp cân bằng nồng độ pH. Một số kỹ thuật massage còn giúp tăng lưu lượng bạch huyết và giảm độc tố trong cơ thể.
  • Chải khô. Chải khô hay dry brushing là một liệu pháp massage nhẹ nhàng cho da bằng cách sử dụng một chiếc cọ hay bàn chải chuyên dụng với lông cứng để chải khô da theo hướng từ dưới lên và theo chiều kim đồng hồ. Đây là một cách đơn giản để kích thích hệ thống bạch huyết, cải thiện tuần hoàn máu giúp loại bỏ chất độc hại có tính axit. 

Cân bằng nồng độ pH là một điều quan trọng giúp bạn duy trì trạng thái sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tác động của nồng độ pH tới sức khỏe và áp dụng vào cuộc sống để giữ cho mình một sức khỏe tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. The Holistic Health Approach (14.05). Finding pH Balance
  2. Heidi Hackler (28.12.2019). Neutralize Your Body pH With the Right Foods
Nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *